[Siêu tổng hợp] Khái niệm ký hiệu DCH là đất gì?

Hoài Lê - 2 năm trước

Bạn đang tìm Khái niệm ký hiệu DCH là đất gì? hãy để Nội Thất UMA gợi ý cho bạn qua bài viết [Siêu tổng hợp] Khái niệm ký hiệu DCH là đất gì? nhé.

New Page

DCH đất là gì? Quy định sử dụng đất thị trường DCH mới nhất 2022

1  2  3  4  5 4.67/5 – 375 Lượt xem

Xem nhanh

  1. DCH là đất gì?
  2. Đất chợ DCH có phải đóng thuế không?
  3. Đất chợ DCH có thể sử dụng trong thời hạn bao lâu?
  4. Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng đất chợ DCH
    1. 1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
    2. 2. Trách nhiệm của người buôn bán, kinh doanh trên đất chợ DCH

Để đáp ứng nhu cầu mua bán, kinh doanh phục vụ đời sống, đất DCH ngày càng được quan tâm và mở rộng. Vậy đất DCH là gì? Các bên liên quan có trách nhiệm gì trong việc sử dụng và quản lý nhóm đất này? Hãy cùng batdongsanonline.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

DCH là đất gì?

DCH là đất chợ được viết tắt trên bản đồ địa chính. Đây là diện tích đất được sử dụng nhằm xây dựng chợ, khuôn viên tổ hợp chuyên mua bán, kinh doanh. Đất chợ DCH không bao gồm phần đất sử dụng làm trung tâm thương mại, siêu thị. Theo điểm e Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất chợ là đất được đưa vào mục đích sử dụng công cộng: “Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác“.

dat-dch-la-gi-1 DCH là đất chợ được viết tắt trên bản đồ địa chính.

Đất chợ DCH có phải đóng thuế không?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC về những trường hợp sử dụng đất không phải đóng thuế, có nêu rõ các hạng mục đất sử dụng vào mục đích công cộng, trong đó có chất chợ. Như vậy, đất chợ DCH không phải đóng thuế đất.

Đất chợ DCH có thể sử dụng trong thời hạn bao lâu?

Về thời hạn sử dụng đất chợ, không có con số cụ thể. Thời hạn sử dụng đất tùy thuộc vào sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, lãnh đạo địa phương, cơ quan quản lý chợ. Trong trường hợp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, tác động xấu đến môi trường hoặc nhằm phục vụ những mục đích cấp thiết khác, đất chợ DCH có thể bị thu hồi trước thời hạn.

that-dch Đất chợ DCH có thể bị thu hồi trước thời hạn

Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng đất chợ DCH 

Sử dụng đất chợ DCH hiệu quả, đúng quy định phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý cũng như các hộ kinh doanh, buôn bán trên đất chợ.

1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý

Cơ quan quản lý chợ, đất chợ DCH phải đảm bảo những quy định sau:

  • Sử dụng đất chợ DCH đúng mục đích, đúng diện tích được cấp phép. Không xâm lấn trái phép nhằm mở rộng diện tích buôn bán.

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của lãnh đạo địa phương, các cơ quan có thẩm quyền về những mặt hàng được/không được buôn bán tại chợ.

  • Quản lý chặt chẽ hoạt động buôn bán, kinh doanh trên đất chợ DCH. Nắm rõ số lượng hộ đăng ký kinh doanh trong khuôn viên đất chợ DCH.

  • Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm không khí,… trong quá trình kinh doanh, buôn bán.

  • Kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm về sử dụng đất chợ DCH. Trong trường hợp ngoài tầm kiểm soát, cần báo cáo cấp trên để giải quyết.

    dat-cho-la-gi Trách nhiệm của các bên liên quan khi sử dụng đất chợ DCH 

2. Trách nhiệm của người buôn bán, kinh doanh trên đất chợ DCH

Về phía người buôn bán, hộ kinh doanh trên đất chợ DCH, cần thực hiện các yêu cầu sau đây:

  • Buôn bán, kinh doanh dựa trên diện tích đất đã đăng ký và được cấp phép bởi cơ quan quản lý chợ cũng như các lãnh đạo địa phương. Nếu mong muốn mở rộng địa bàn buôn bán, phải làm đầy đủ hồ sơ giấy tờ để báo cáo cấp trên, chờ giải quyết.

  • Không xả rác bừa bãi, không làm tổn hại đến môi trường, không làm ảnh hưởng đến kết cấu đất.

  • Tuân thủ đầy đủ các nội quy, quy định của ban quản lý chợ.

Trên đây là nội dung liên quan về “Đất DCH là đất gì? Các quy định pháp luật về đất chợ DCH“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

18/01/2021 08:39

Hỏi-Đáp: Các ký hiệu trên thửa đất trong Sổ đỏ có ý nghĩa gì?

Hỏi-Đáp: Các ký hiệu trên thửa đất trong Sổ đỏ có ý nghĩa gì?

Tôi thấy bản đồ đất in trên sổ đỏ có ký hiệu ONT, ODT bên cạnh diện tích… nhưng sổ đỏ không lưu. Vậy biểu tượng đó có ý nghĩa gì? (Thứ ba)

Luật sư tư vấn

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT, ký hiệu ONT có nghĩa là đất ở tại nông thôn, ODT có nghĩa là đất ở tại đô thị.

Sau đây là ý nghĩa của các ký hiệu thường gặp khác trên sổ đỏ:

– LUC: Đất chuyên trồng lúa nước.

– LUK: Đất trồng lúa nước còn lại.

– LUN: Đất trồng lúa nương.

– BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác.

– NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

– CLN: Đất trồng cây lâu năm.

– RSX: Đất rừng sản xuất.

– RPH: Đất rừng phòng hộ.

– RDD: Đất rừng đặc dụng.

– NTS: Đất nuôi trồng thủy sản.

– LMU: Đất làm muối.

– NKH: Đất nông nghiệp khác.

– TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan.

– DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp.

– DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa.

– DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế.

– DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo.

– DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao.

– DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ.

– DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội.

– DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao.

– DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác.

– CQP: Đất quốc phòng.

– CAN: Đất an ninh.

– SKK: Đất khu công nghiệp.

– SKN: Đất cụm công nghiệp.

– SKT: Đất khu chế xuất.

– TMD: Đất thương mại, dịch vụ.

– SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

– SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản.

– SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

– DGT: Đất giao thông.

– DTL: Đất thủy lợi.

– DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa.

– DDL: Đất có danh lam thắng cảnh.

– DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng.

– DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng.

– DNL: Đất công trình năng lượng.

– DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông.

– DCH: Đất chợ.

– DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải.

– DCK: Đất công trình công cộng khác.

– TON: Đất cơ sở tôn giáo.

– TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng.

– NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

– SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối.

– MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng.

– PNK: Đất phi nông nghiệp khác.

– BCS: Đất bằng chưa sử dụng.

– DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng.

– NCS: Núi đá không có rừng cây.

Lưu ý, đối với các trường hợp trên sổ đỏ đã ghi rõ ràng mục đích sử dụng đất của từng thửa đất thì trên bản đồ có thể không ghi chú các ký hiệu nêu trên.

Luật sư Phạm Thanh Hữu Đoàn luật sư TP HCM

Nguồn: Vnexpress

42138

Đây là phần tổng hợp thông báo mới dành cho khách hàng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, nếu có thắc mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn.

Vui lòng đăng nhập để tải xuống.

Từ khóa: ý nghĩa ký hiệu |sổ đỏ|bản đồ đất đai|ký hiệu |đất đai|

Google Google dịch

Google แปลภาษา


Video [Siêu tổng hợp] Khái niệm ký hiệu DCH là đất gì?

    Tôi cần tư vấn. Hãy gọi lại cho tôi

    Để lại bình Luận

    to top