Khám phá: Vải lụa là vải gì? Những đặc điểm đắt tiền của chất liệu lụa

Phan Kiều - 1 năm trước

uma.com.vn gửi tới các bạn bài viết Vải lụa là vải gì? Những đặc điểm đắt tiền của chất liệu lụa. Hi vọng sẽ hữu ích cho các bạn.

Lụa là sản phẩm trước đây thường được nhắc đến trong giới thượng lưu và chưa được phổ biến và rộng rãi được như hiện nay. Quá trình làm lụa cũng rất công phu và chỉ làm bằng thủ công và không có can thiệt của máy móc. Vải lụa có độ bóng, óng ánh sang trọng và rất bền bỉ nên có ứng dụng rất cao, ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp thời trang.

Bài biết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về lụa, nguồn gốc ra đời của lụa cũng như đặc tính của chúng, các chất liệu lụa phổ biến hiện nay và ứng dụng của vải lụa đối với may mặc hiện đại.

1. Vải lụa là vải như thế nào?

Vải lụa là kiểu vải được làm từ sợi tơ tằm, có độ bóng cao, cực kì mềm mịn và độ thoáng khí vừa đủ. Vải lụa được ứng dụng rất rộng rãi, nhưng phần lớn là ảnh hưởng đến thời trang may mặc và nội thất cao cấp. Vải lụa tượng trưng cho sự cao cấp, sang trọng quý phái bởi vì quy trình làm vải lụa rất phức tạp, kì công và tốn thời gian. Những đặc điểm của vải lụa có được rất hiếm có ở những chất liệu vải khác.

Sợi tơ tằm

Sợi tơ tằm của vải lụa

Vải lụa có thể dễ dàng thấy ở các bộ quần áo, váy cao cấp hoặc là chăn ga, rèm cửa,… 

vải lụa

Bề mặt sáng bóng của vải lụa

2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa

Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, cụ thể là vào khoảng năm 6000TCN đã xuất hiện. Ban đầu, chỉ có vua những tầng lớp thượng lưu trong xã hội mới được dùng. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh.

Các thương gia cũng sẵn sàng đưa loại hàng hóa này đi ra khắp thế thời để tiêu thụ, tiêu biểu là “Con đường tơ lụa” bắt nguồn từ Trung Quốc và đi tới tận các nước phương Tây xa xôi.

Việt nam cũng đón nhận tơ lụa từ Trung Quốc rất sớm, theo lịch sử ghi chép thì vải lụa bắt đầu xuất hiện từ thời Hùng Vương đời thứ 6 vì thời điểm này, tại huyện Ba Vì đã có nghề chăn tằm, ươm tơ đã xuất hiện.

3. Quy trình sản xuất chất liệu vải lụa

Quy trình sản xuất vải lụa

Quy trình sản xuất vải lụa

3.1. Chăn tằm

Chăn tằm trong 1 năm

Thời điểm thích hợp: Mùa xuân và mùa thu

Thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ làm kén khoảng 23 – 25 ngày

Thức ăn chính là lá dâu và chúng ăn suốt ngày đêm

3.2. Nhả kén

Sử dụng né làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô hình chữ nhật

Tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài giúp cố định kén

Sau đó tằm nhả tơ khoảng 3000 lần chiều dài sợi gần 1000km quấn quanh kén

3.3. Ươm tơ

Sau khi tằm chính nhả tơ tạo kén sau 7 ngày thì bắt đầu ươm.

Cho kém vào trong nước sôi để chất sericin tan ra sao cho xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi.

3.4. Dệt lụa

Dựa vào chất lượng sợi tơ sẽ cho những cách dễ khác nhau để điều chỉnh độ dày mỏng của vải lụa.

3.5. Nhuộm màu vải lụa

Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi. Lụa còn có thể thêm các họa tiết như hoa nhí, vải lụa chấm bi, vải lụa trơn, vải lụa bóng, vải lụa hoa, vải lụa trắng…

4. Ưu điểm chất liệu lụa tơ

Ưu điểm của lụa tơ

Ưu điểm của lụa tơ

4.1. Chất vải mềm mịn, nhẹ, bền 

Lụa là sợi tơ tự nhiên bền chắc nhất do thành phần chính trong tơ là fibroin chiếm 80% loại protein tự nhiên và sericon chiếm 20% một loại keo gắn kết giúp kém tằm vững chắc. Độ bền của vải sẽ giảm đi khoảng 20% khi bị ướt.

4.2. Màu sắc sáng bóng tự nhiên

Màu sắc sáng, độ bóng tự nhiên do mặt cắt ngang sợi tơ có hình tam giác. Chính vì vậy, ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau khiến sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên.

4.3. Khả năng cách nhiệt tốt

Chất liệu có thành phần chủ yếu là protein nên lụa có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện kém. Khả năng cách nhiệt tốt của vải lụa cũng nhờ đặc tính của protein nên chúng thường được chọn làm chất liệu cho các trang phục trong mùa đông.

Ưu điểm của lụa tơ

Ưu điểm của lụa tơ

4.4. Độ co giãn khá tốt

Vì có thành phần protein khá cao nên lụa có độ co giãn của vải tơ khá tốt so với các chất liệu từ tự nhiên khác. Độ co giãn tối đa lên tới 10% và có thể đàn hồi về trạng thái ban đầu tuy nhiên lại khó có thể trở về hoàn toàn 100% như trạng thái như ban đầu.

4.5. Thấm hút và an toàn cho da

Vải lụa thấm hút mồ hôi tốt và khả năng hút ẩm có thể lên hơn 20% đến 30% cao hơn cả nhiều so với vải nylon chỉ khoảng 5%. Do chất liệu có nguồn gốc từ tự nhiên và thành phần chủ yếu là khả hút ẩm của nó là khoảng 11%. 

Do lụa sản xuất từ tơ tằm tự nhiên nên hoàn toàn thân thiện với da, không gây kích ứng, kháng nấm mốc tốt.

4.6. Dễ dàng vệ sinh, hạn chế bụi bẩn

Bề mặt lụa khá trơn vì đặc tính của protein do đó nó khá dễ khi vệ sinh, hạn chế bụi bẩn bám trên bề mặt. Để không bị biến dạng quần áo và dễ dàng khi vệ sinh thì lụa khuyến khích được giặt khô vì độ bền khá kém khi bị ướt. 

5. Nhược điểm chất liệu lụa tơ

Nhược điểm của lụa tơ

Nhược điểm của lụa tơ

5.1. Dễ bị côn trùng, mọt cắn

Vải nguồn gốc từ tự nhiên nên sẽ dễ bị côn trùng, mọt cắn. Vì vậy, bạn cần lưu ý bảo quản những sản phẩm bằng chất liệu tơ cẩn thận tránh những nơi ẩm mốc, ẩm ướt, chọn những nơi khô thoáng, mát mẻ.

5.2. Khả năng chống nhăn kém

Lụa nhìn chung là có khả năng chống nhăn kém do thành phần protein, nên tùy thuộc vào cấu trúc, loại lụa, độ dày mỏng của chúng thì sẽ có khả năng chống nhăn khác nhau. Cho nên bạn cần bảo quản yêu cầu phải tỉ mỉ và cẩn trọng.

6. Các loại tơ lụa phổ biến hay được dùng trong may mặc

6.1. Vải lụa tơ tằm

Vải lụa tơ tằm được xem như là nữ hoàng của các loại vải vì độ bóng bẩy, kiêu sa, tô thêm giá trị người dùng của nó. Lụa tơ tằm cực kỳ mềm mịn và được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công truyền thống. Tuy nhiên khi ướt độ chắc chắn của lụa giảm 20%. Vì lụa có cấu trúc dạng lăng kính tam giác với các góc bo tròn, nên có thể phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng. 

Lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm

6.2. Lụa Satin

Vải lụa Satin là loại vải dệt từ tơ tằm áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc. Nghĩa là dệt sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc rồi sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một sợi. 

Qua cách này sẽ cho ra vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song hơn. Vải Satin có độ bóng cao, rất nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi tốt, độ mềm mại cao và là một mặt hàng cao cấp, có tính thẩm mỹ cao. 

Lụa Satin

Lụa Satin

6.3. Vải lụa cotton

Vải lụa cotton là một loại vải được kết hợp từ hai loại sợi đó là sợi tơ tằm và sợi cotton tự nhiên cho nên nó sẽ mang trong mình những ưu điểm của 2 loại sợi này. Vải lụa cotton sẽ vô cùng sáng bóng, thoáng khí và có khả năng chống tĩnh điện cao. Đặc biệt là khi giặt sẽ không hề bị nhăn, có thể sử dụng phù hợp trong mọi loại thời tiết.

Vải lụa cotton

Vải lụa cotton

6.4. Vải lụa gấm

Vải lụa gấm cũng là một sản phẩm của sự kết hợp giữa vải lụa và vải gấm. Đây là một loại vải vô cùng có giá trị bởi nó mang đầy đủ ưu điểm vượt trội của 2 chất liệu vải cao cấp là lụa và gấm. Vải có đặc tính mềm mịn, dày dặn, đa dạng màu sắc, họa tiết sang trọng, thường được sử dụng để may những trang phục lễ hội, dạ tiệc, chăn gối cao cấp…

Vải lụa gấm

Vải lụa gấm

6.5. Lụa Twill

Lụa Twill là sản phẩm vải lụa có thiết kế sợi chéo, bền chắc có hai bề mặt không giống nhau. Chất liệu này cũng được dệt từ sợi tơ tằm cho cấu trúc vải chéo tạo cảm giác chắc chắn, dày dặn và vẫn tạo được cảm giác mềm mại, mát mẻ khi mặc. Lụa Twill có độ bóng không bằng Satin nên phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau.

Lụa Twill

Lụa Twill

6.6. Lụa Đũi

Lụa đũi là sản phẩm được dệt từ những sợi tơ thô của tơ tằm giống như lụa nhưng sợi đũi sẽ to hơn và nhăn hơn các loại vải lụa khác rất nhiều. Đũi có bề mặt hơi khô nhưng có độ bóng nhẹ nên thường sử dụng may sản phẩm giữ ấm cho cơ thể vào những ngày thời tiết lạnh. 

Khi mặc vải đũi, người dùng sẽ cảm thấy cực kì mát, rất thoải mái và nhẹ nhàng, không bám dính vào người gây khó chịu, cũng không tích điện và không có cảm giác thô ráp như các chất liệu vải thô, vải bố.

Lụa Đũi

Lụa Đũi

6.7. Lụa Chiffon 

Lụa Chiffon tơ tằm là loại vải mịn, trong suốt dệt từ sợi tơ tằm thiên nhiên. Sợi dùng để dệt được se rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau nên vải Chiffon có cấu trúc mịn, tuy nhiên bề mặt không đều đặn, sờ vào sẽ có cảm giác nhám như cát mịn và rất chắc.

Điểm đặc biệt của lụa Chiffon là được dệt từ 100% tơ tằm, không có pha chất liệu tổng hợp, sản phẩm mỏng tang, trong mờ, mềm mại khi mặc sẽ có cảm giác mềm mại, dễ chịu. Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, lụa Chiffon được dập nhún tạo nên cho bề mặt vải những đường gân đặc trưng và làm cho chất liệu vải này có độ bồng bềnh đẹp mắt và ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang, thậm chí là cả nội thất.

Lụa Chiffon

Lụa Chiffon

6.8. Organza

Organza có cấu trúc mỏng, kiểu dệt trơn. Vải organza cứng, thưa và mỏng nên có thể nhìn xuyên suốt. Do chất liệu này chưa qua xử lý nên vẫn còn giữ nguyên chất keo khiến vải giữ được độ cứng, mỏng nhẹ, tạo độ phồng. Vải có vẻ ngoài đẹp mắt tạo nét thanh lịch sang trọng cho sản phẩm vì vậy nó được sử dụng thích hợp nhất là may hoặc trang trí các sản phẩm áo cưới, đầm dạ hội cho sự kiện quan trọng. 

Lụa Organza

Lụa Organza

7. Một số lưu ý khi bảo quản vải lụa

7.1. Cách giặt chất liệu lụa

Điều cần lưu ý đầu tiên trước khi đem vải lụa đi giặt là cần chú ý xem kỹ chỉ dẫn giặt và bảo quản trên nhãn mắc. Một số vải sẽ chỉ được phép giặt khô và không được giặt thường vì nó sẽ làm vải bị co lại và phai màu.

Bề mặt vải lụa không bám bẩn nhiều nên giặt ngay khi vừa sử dụng xong. Khi giặt không nên giặt bằng nước nóng, không chà xát hoặc vò mạnh vì lụa rất nhạy cảm với nước vì đặc tính vật lý. Nên giặt vải lụa bằng tay và chỉ nên giặt nhẹ.

Đối với những sản phẩm lụa tơ tằm có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ bị phai màu. Nên thêm một ít nước giấm trắng vào nước xả cuối vì giấm sẽ giữ cho màu sắc không bị phai và bụi bám sẽ bị phân hủy bởi giấm.

cách bảo quản lụa

Cách bảo quản lụa

7.2. Cách phơi là ủi chất liệu lụa

Tránh phơi sản phẩm làm từ lụa dưới ánh nắng trực tiếp, ánh nắng mặt trời sẽ làm các sợi tơ bị giòn, khô và cứng. Ngoài ra, nếu thường xuyên phơi dưới nhiệt độ cao thì lụa sẽ dễ bị phai màu, mất đi độ bóng và óng ánh đặc trưng của vải khiến chúng trở nên nhanh cũ hơn.

Khi ủi đồ lụa nên ủi ngay lúc còn ẩm nhiều độ từ 120 – 140 độ C và không nên là ở nhiệt độ quá cao vì sẽ mất đi độ bóng. Khi là thì nên là ở mặt trái, dùng khăn ấm đè lên mặt trước vải trước khi là mặt phải. 

Hướng dẫn giặt chất liệu lụa

Hướng dẫn giặt chất liệu lụa

8. Ứng dụng của vải lụa trong cuộc sống

8.1. Đầm váy nữ

Hiển nhiên chất liệu lụa được dùng nhiều nhất để may những trang phục dành cho phái đẹp vì nó đem lại sự kiêu sa, quý phái cho người mặc. Chất liệu lụa có độ đàn hồi tốt, mềm mại, thoáng mát nên bạn có thể mặc ngày mà không lo mùi mô hôi. Những bộ đầm được làm từ lụa đem đến sự duyên dáng mềm mại, nữ tính cho phái đẹp và chắc chắn là sản phẩm không thể bỏ qua đặc biệt trong dịp Tết.

đầm lụa

Đầm tơ thêu tay bồng và đầm tơ cổ nơ với chất liệu tơ nhẹ sang trọng quý phái

8.2. Trang phục công sở

Những trang phục công sở cũng thường xuyên sử dụng sản phẩm từ lụa. Chất liệu hay được sử dụng nhất là chiffon do chất liệu mịn và chắc chắn. Nó là tăng thêm nét nhã nhặn, lịch sự điều rất cần trong trang phục công sở.

áo lụa

Sơ mi cổ đức ly tay thiết kế độc đáo mới lại cùng chất liệu lụa mềm mịn, bóng mượt

8.3. Áo dài

Áo dài là trang phục truyền thông của Việt Nam và tất nhiên lụa là chất liệu hàng đầu được sử dụng để may những chiếc áo dài. Nét đặc trưng từ chất liệu lụa là sự đẳng cấp, sang trọng, do đó khi được may lên những chiếc áo dài sẽ tôn lên được dáng vẻ duyên dáng, mềm mại cho người phụ nữ.

áo dài lụa

Áo dài truyền thồng được làm bằng chất liệu lụa giúp tôn nét đẹp duyên dáng phụ nữ Việt Nam

9. Những câu hỏi thường gặp với chất vải lụa

9.1 Vải lụa có dễ nhăn không?

Vải lụa khá dễ nhăn nên hãy bảo quản bằng cách treo thay vì gấp. Nếu như vải lụa xuất hiện vết nhăn do giặt bằng máy hoặc gấp thì hãy dùng bàn là hơi nước để làm phẳng lại vùng nhăn.

9.2 Vải lụa có đắt không?

Vải lụa thuộc dòng sản phẩm cao cấp nên giá cả cũng sẽ đắt hơn các loại vải khác. Tùy vào loại lụa, giá cả có thể dao động từ 200.000đ – 400.000đ cho 1 mét vải.

9.3 Vải lụa có bền không?

Khác với cotton đan từ những sợi bông, thì vải lụa được đan từ những sợi tơ protein của con tằm, tạo ra sợi vải rất bền chắc. Cùng độ dày và mật độ vải thì vải lụa có thể chắc chắn và bền hơn vải cotton rất nhiều.

9.4 Vải lụa có sử dụng hóa chất tẩy rửa được không?

Vải lụa được làm từ các thành phần tự nhiên 100% nên không phù hợp để sử dụng hóa chất tẩy rửa như những loại vải khác. Để làm sạch vải lụa có thể dùng các loại nước giặt dịu nhẹ như nước giặt cho quần áo trẻ sơ sinh. Nếu thường xuyên sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh như nước tẩy thì có thể làm sợi vải yếu đi và dễ bị rách hơn.

Trên đây là những thông tin khá đầy đủ dành cho bạn khi tìm hiểu về chất liệu lụa và các sản phẩm làm tự lụa. Điều bạn cần nhất bây giờ chính là tìm kiếm cho mình một sản phẩm làm từ lụa phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn đừng quên ghé qua trang web của Yody.vn để lựa chọn cho mình những sản phẩm cao cấp làm từ lụa.

    Tôi cần tư vấn. Hãy gọi lại cho tôi

    Để lại bình Luận

    to top